Menu

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Tạo đĩa cài Windows XP cho laptop sử dụng ổ cứng SATA

Ổ cứng chuẩn SATA ngày nay được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, nhưng tình trạng cài Windows XP từ những đĩa bình thường sẽ xảy ra hiện tượng đĩa CD không nhận ra ổ cứng.
Vấn đề cốt lõi ở đây là các đĩa đó chưa được tích hợp driver ICH9 mới để nhận dạng ổ cứng trong quá trình cài đặt, bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp thêm chuẩn ICH9 vào 1 đĩa cài Windows XP bình thường.

Hiện tượng màn hình xanh (dump) cũng xảy ra khi các bạn chuyển ổ cứng từ chuẩn ATA thành SATA trong BIOS khi mà hệ điều hành Windows chưa có driver hỗ trợ.

Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị:

- Phần mềm nLite phiên bản mới nhất 1.4.9.1

- Driver ICH 7 8 9 10 dành cho SATA

- 1 phân vùng ổ cứng để tiến hành (dung lượng vừa phải < 1 Gb)

Sử dụng nLite

- Giao diện chính của nLite sau khi khởi động:
- Bước tiếp theo, chỉ đường dẫn đến thư mục, ổ đĩa chứa bộ cài Windows (copy từ đĩa cài Windows chưa tích hợp driver), trong ví dụ này là ổ O
- Sau khi chọn đúng nơi lưu trữ, nLite sẽ hiển thị thông tin cụ thể về bản Windows này. Bấm Next để chuyển sang bước tiếp theo:
- Cửa sổ tiếp theo hiện ra, bạn chọn DriversBootable ISO để bắt đầu tiến hành tích hợp driver, và tạo file khởi động iso:
- Tại bước tiếp theo, bấm Insert để thêm driver, sẽ có 2 sự lựa chọn: Single driverMultiple driver folder:
- Các bạn có thể sử dụng bất cứ lựa chọn nào, sau đó chỉ đường dẫn đến thư mục chứa driver ICH (tải về máy và giải nén):
- Trong ví dụ này chọn Single driver và chỉ đường dẫn đến thư mục lưu driver, chọn file iaAHCI.infOpen:
- Cửa sổ tiếp theo, chọn Regular PNP driver để lựa chọn tất cả các driver mà file iaAHCI.inf chứa đựng, hoặc bạn có thể chọn Textmode driver để thêm từng driver riêng biệt. Nhấn OK để chuyển sang bước tiếp theo:
- Kiểm tra lại 1 lần nữa thông tin của driver, khi đã chắc chắn bạn bấm Next để chuyển tiếp:
- Hộp thoại thông báo Apply changes hiện ra, bấm Yes để bắt đầu tích hợp driver:
- Sau khi kết thúc quá trình, nLite sẽ hiển thị đầy đủ thông tin dung lượng bộ cài đĩa, driver đã được thêm vào. Bước tiếp theo, sẽ có các lựa chọn nếu bạn muốn ghi trực tiếp ra đĩa, tạo file ISO. Để chắc chắn, ta nên tạo thành file ISO rồi từ đó ghi vào đĩa để đảm bảo không xảy ra lỗi:
- Sau đó chọn đường dẫn lưu file ISO:
- Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước cơ bản để tích hợp thêm driver vào đĩa cài Windows. Trên đây là bài hướng dẫn cơ bản để thêm driver nhận dạng chuẩn SATA, tùy theo yêu cầu mà các bạn có thể tích hợp thêm các loại driver khác như VGA, sound, NIC...

- Việc còn lại là ghi file ISO đó ra đĩa CD, và tiến hành cài đặt như bình thường.

Chúc bạn thành công!
>> Đọc thêm ...

10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất

Những trợ thủ đắc lực cho “chủ web” trong việc phân tích và đánh giá website, và có thể giúp cải thiện thứ hạng website.
Theo các kết quả khảo sát, trên 60% truy xuất website thông qua các dịch vụ tìm kiếm (search engine) và trên 90% người dùng web chỉ xem trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nếu website của bạn xuất hiện ở đầu danh sách kết quả thì sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu website để các dịch vụ tìm kiếm dễ tìm thấy - được biết đến với thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Nếu thực hiện đúng, SEO có thể giúp tăng cả số lượng người dùng và lượng truy cập website.
SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ cao cấp và cao giá, nhưng cũng có những công cụ miễn phí có thể giúp bạn (những người chủ web - webmaster) tiết kiệm nhiều công sức.
1. Google Webmaster Tools google.com/webmasters
Google chuyên “cho không” những thứ đáng giá, Google Webmaster Tools là một trong số đó. Đây là dịch vụ trực tuyến (yêu cầu tài khoản) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)....
Thậm chí nó còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác: http://www.seomastering.com/site-speed-checker.php).
2. Google Analytics google.com/analytics
Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google Analytics (GA). GA là công cụ giám sát và phân tích website. GA yêu cầu hơi cao: nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn - việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được. Kết quả xứng đáng, GA cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.
Hai công cụ miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.
3. Yahoo! Site Explorer siteexplorer.search.yahoo.com
Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).
Yahoo! Site Explorer mới có đối thủ cạnh tranh: công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) vừa được SEOmoz tung ra hồi cuối tháng 1.
4. Microsoft IIS SEO Toolkit www.iis.net/expand/SEOToolkit
Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).
IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.
5. AuditMyPC Sitemap Generator www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp
Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.
Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.
Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.
6. SEO Toolbar tools.seobook.com/seo-toolbar
Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.
Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).
Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.
7. Yahoo! YSlow developer.yahoo.com/yslow/
Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.
8. Xenu Link Sleuth home.snafu.de/tilman/xenulink.html
Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.
9. SocialMention socialmention.com
Dịch vụ trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.
10. Website Grader websitegrader.com
Dịch vụ trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.
Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.
Xin trích lời một chuyên gia: “...SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các dịch vụ tìm kiếm.
Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.” Bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO qua các bài viết đã đăng trên Thế Giới Vi Tính, ID: A0904_112, B0912_63 , B0909_60.
>> Đọc thêm ...

Vô hiệu hóa touchpad của laptop và netbook

Hầu hết các dòng máy tính xách tay hiện nay đều trang bị tính năng “PalmCheck” cho phép các touchpad có thể kiểm tra được bề mặt của màn hình touchpad xem có cử chỉ nào của ngón tay hay không.
Tuy nhiên, đôi lúc tính năng này lại khiến bạn khó chịu khi nó ngăn sự chuyển động của con trỏ chuột cũng như các thao tác bấm chuột, đặc biệt đối với những ai quen dùng chuột. Do đó, việc tốt nhất của bạn đó là vô hiệu hóa tính năng này của touchpad để quá trình làm việc được thuận lợi hơn nếu như không cần đến touchpad.

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn một số cách để tiến hành vô hiệu hóa tính năng PalmCheck của Touchpad trên Windows nếu như bạn muốn sử dụng chuột ngoài.
Vô hiệu hóa thông qua Control Panel
Để làm được điều này, bạn truy cập vào Control Panel và nhấp vào lựa chọn Properties của lựa chọn Mouse. Tại đây, bạn cần phải tìm ra tùy chọn để có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa tính năng PalmCheck của Touchpad

Tùy theo dòng sản phẩm mà bạn sẽ thấy lựa chọn khác nhau. Bài viết được dựa trên dòng laptop Thinkpad của IBM được cài đặt driver điều khiển touchpad có tên UltraNav Driver, khi đó đối với dòng laptop này, bạn chọn thẻ Ultra Nav và hủy dấu chọn trước lựa chọn Enable Touchpad của mục Touchpad. Tương tự, bạn cũng có thể lựa chọn việc này nếu như muốn kích hoạt lại tính năng PalmCheck của Touchpad.
Vô hiệu hóa từ Bios Setup
Bên cạnh việc thực hiện trong Windows, nếu bạn là một chuyên viên máy tính thì cũng có thể thực hiện vô hiệu hóa tính năng PalmCheck của Touchpad ngay từ trong Bios Setup trong quá trình khởi động máy tính.
Cách thực hiện như sau: Truy cập vào mục Configure và tìm đến lựa chọn “mouse/pointing devices” với 2 lựa chọn Enable (kích hoạt Touchpad) và Disable (vô hiệu hóa Touchpad) và lưu các thiết lập Bios lại trước khi khởi động lại hệ thống.
Thông qua phần mềm
+ Touchpad Pal
Có một công cụ rất nhẹ nhàng và miễn phí là Touchpad Pal sẽ giúp bạn có thể thực hiện điều mong muốn một cách dễ dàng.
Touchpad Pal hoàn toàn miễn phí, tương thích với Windows XP/Vista/7 và có thể tải về trực tiếp tại địa chỉ http://tpp.desofto.com/tpp.exe

Với Touchpad Pal, phần mềm sẽ giúp bạn tự động trong quá trình vô hiệu hóa touchpad khi bạn gõ văn bản. Chỉ cần cho chương trình khởi động và chạy nền (có thể ẩn dưới thanh công cụ bằng nút Hide), nó sẽ tiến hành tự xác định lúc bạn gõ bàn phím để mà không cho Touchpad hoạt động nữa.
+ TouchFreeze
Một tiện ích cũng khá hữu dụng đó là TouchFreeze có cách thức hoạt động cũng giống Touchpad Pal, nghĩa là nó có thể tiến hành vô hiệu hóa bàn phím touchpad khi bạn đang gõ nội dung văn bản trên bàn phím
TouchFreeze là một tiện ích được cung cấp hoàn toàn miễn phí, bạn có thể tải phần mềm về tại địa chỉ http://touchfreeze.googlecode.com/files/TouchFreeze-1.0.2.msi, tương thích với Windows 7/Vista/XP.
Ngoài ra, nếu như bạn vẫn muốn TouchFreeze hoạt động nhưng vẫn có thể thỏa mãn yêu cầu của mình, bạn có thể thiết lập lại các thông số hoạt động của touchpad giúp giảm độ nhạy đi. Và cách làm này cũng có thể thực hiện được trên các dòng laptop như Dell, Toshiba, Vaio, Compaq, Acer,…
>> Đọc thêm ...

Phân trang